QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP | ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ

QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP

7 thg 12, 2015
Audi & BMW: Cuộc chiến không đổ máu nhưng phải có người ngã

Audi & BMW: Cuộc chiến không đổ máu nhưng phải có người ngã

Trái với vẻ lịch lãm, chỉn chu kiểu Đức, Audi rất hay chơi nổi. Không những mất lòng với các đồng hương mà Audi còn khiến BMW “ngứa mắt” hơn với những chiêu trò khiêu khích gần đây. Câu hỏi đặt ra là tại sao hai người anh em đồng hương không thử hợp tác với nhau để tạo nên một siêu chiến mã khác biệt?
Bạn biết đấy, giữa hai cái đầu nóng thì một động thái nhỏ nhặt nào của đối phương cũng khiến bé xé ra to và không-thể-không-đáp-trả.
Trong khi quá nửa thương hiệu xe sang trên thế giới đều thuộc về tay người Đức thì mỗi cuộc chiến tay đôi có lúc bị đổ thêm dầu vào lửa khi một “bố già ham vui” nào đó cũng nhảy vào phụ họa.
Nó không hẳn là màn chạy đua của những cỗ máy di động, mà chính xác là cuộc chiến khô máu giành giật ngôi vua chiến mã trên chính mảnh đất hội tụ nhiều anh tài.
Để trả lời BMW hay Audi ai sẽ thắng ai giống như đặt ra so sánh giữa đàn ông hay phụ nữ đẹp? Nhưng chúng ta có thể phần nào tự đoán được kết quả thông qua những miếng đánh trực diện dưới đây.

Cuộc chiến Billboard – Phát súng khơi mào của Audi

Mặc dù BMW nhiều lần còn hạ gục được Mercedes nhưng xem ra Audi vẫn tỏ ra điếc không sợ súng hoặc viện cớ đánh bóng cho đứa con cưng A4 khi mới ra lò.
Một tấm billboard trưng ảnh A4 kèm giọng điệu khiêu khích “Tới lượt ông bạn đó, BMW!”. Chẳng ngần ngại BMW tỏ ra lọc lõi hơn khi đặt tấm biển chình ình lên trước mặt Audi với phiên bản “chiếu tướng A4” là BMW 3-series.
thương hiệu
Audi lì lợm không kém khi tuyên bố cho ra Audi R8- con át chủ bài đè bẹp 3-series của BMW kèm theo lời đáp trả khá non tay của mình “Quân tốt của ông bạn không thẳng nổi quân tướng của tôi đâu”.
Không hiểu sao Audi lại lấy cái thấp nhất của đối thủ so với cái mạnh nhất của mình, như vậy chẳng phải chỉ cần BMW điều con mã ra thì Audi sẽ phải lui về vườn?
Thêm nữa, BMW chắc hẳn mừng ra mặt khi Audi còn tỏ ra yếu thế hơn bỏ đánh cờ đi lái xe. Tấm billboard này được đặt xa “khu vực nóng” hơn khiến nhiều người đoán Audi cố tình lùi lại thủ thế.
car6
Thừa thắng xông lên, BMW cắm sừng lên tấm billboard của Audi khi treo quả khinh khí cầu “Game Over” trong khi Audi còn mải đi lái xe.
car
Màn đấu khẩu dày đặc trên billboard khiến người tiêu dùng lắc đầu ngán ngẩm với với hai hổ dữ cùng rừng. Nhưng có vẻ BMW đã nở mày nở mặt hơn khi Audi chấp nhận thua ván cờ này.
Không lâu sau, để gỡ gạc lại danh dự, Audi áp dụng lại chiến thuật “rình để đặt” tấm billboard chọc giận lại BMW tại Nga. Và lần này BMW để yên!
car
Tấm billboard lôi kéo khách hàng lộ liễu của Audi đặt trước BMW

Những cuộc khoe mẽ nảy lửa

Trở lại năm 2006, khi giành giải quán quân tại thị trường Nam Phi, BMW ngạo nghễ tung ra quảng cáo dày đặc nhằm nhấn chìm các đối thủ.
Và lần này, nhiều ông lớn ham vui nhảy vào cuộc chơi.
Phản pháo đầu tiên luôn là Audi: “Chúc mừng BMW dành danh hiệu xe tiêu biểu của năm 2006 – Lời chúc từ người chiến thắng 6 năm liên tiếp các giải đua Le Mans 24h”.
Hiếu chiến hơn, dù chưa từng được xếp ngang hàng với 2 ông lớn nhưng Sabura lại lớn tiếng “chấp cả đôi” khi đưa ra thông điệp: Làm tốt lắm Audi và BMW.
car4
Có vẻ như ăn theo chiến thắng của BMW còn có cả Bentley. Nhưng chẳng nói chẳng rằng ông giơ ngón tay kiểu "bố già" dành cho 3 chàng ngự lâm quân trên.
Tất cả im lặng và cuộc chiến chấm dứt!

Audi náo loạn không yên

Mỗi một triển lãm, Audi đều đổ dồn tâm sức cho việc thiết kế sàn diễn cho những siêu xe của mình.
Nổi bật nhất phải kể đến triển lãm Frankfurt Moto Show năm 2011 với vòng tròn sang chảnh mũi tên hướng về những chiếc Audi như ám chỉ chúa tể những chiến mã đang hiện diện nơi đây.
car
Trong khi đó, BMW thiết kế gam tối trầm hơi hướng sang trọng cổ điển lại có phần kém nổi bật hơn.
Dù Audi hay BMW đều là những kẻ nóng tính trên bàn cờ chiến thuật nhưng không thể phủ định họ tạo ra được một hình ảnh cá tính và đậm chất Đức không lẫn vào đâu được. Cuộc chiến chưa hạ hồi phân giải nhưng chắc chắn giới mộ xe sẽ được chứng kiến những cặp quái thú kỳ phùng địch thủ vô cùng hấp dẫn và ly kỳ.
Hoàng Hà
Theo Trí Thức Trẻ
nguồn : marketingchienluoc.com
18 thg 11, 2015
Alibaba không chỉ đơn thuần là một công ty Trung Quốc!

Alibaba không chỉ đơn thuần là một công ty Trung Quốc!

Alibaba không chỉ cố gắng xây dựng hình ảnh một công ty thương mại điện tử của Trung Quốc mà là một hãng thương mại điện tử toàn cầu có trụ sở đặt tại Trung Quốc.

Thương hiệu Alibaba vừa trải qua một tuần đầy phấn khích. Công ty đã thành công vượt bậc trong Ngày Cô đơn 11/11 với doanh số bán hàng trên 14 tỷ USD chỉ trong 1 ngày. Con số này thật sự ấn tượng và dù vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh đó, nhưng cách mà công ty đang tạo ra khối lượng tiền khổng lồ cho thấy phần nào tương lai của Alibaba.

Thành công toàn cầu của ngày cô đơn

Ngày Cô đơn năm nay của Alibaba đặc biệt trở thành sự kiện toàn cầu. Công ty đã hợp tác cùng hơn 20.000 nhà bán lẻ ngoài Trung Quốc để bán sản phẩm trên những trang thương mại điện tử gồm Tmall và Taobao. Họ thậm chí còn tổ chức một buổi tiệc với sự tham dự của những ngôi sao giải trí hàng đầu như Điệp viên 007 - Daniel Craig.
Đây là một thành công thực sự phi thường.
CEO Daniel Zhang nói rằng tổng lượng hàng hóa giao dịch tạo ra trong 2 giờ đầu của Ngày Cô đơn năm nay đã vượt qua cả con số tương tự trong 24h của ngày này năm trước. "Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy sức hút toàn cầu của sự kiện này”, chuyên gia phân tích Scott Devitt nhận định.
Chuyên gia Daniel Wei đến từ Credit Suisse cũng cho biết, top 5 đất nước khác ngoài Trung Quốc mua nhiều hàng hóa của Alibaba nhất gồm Mỹ, Singapore, Malaysia, Australia và Canada. Trong khi đó, theo Robert Peck tới từ Suntrust thì 1/3 khách hàng của Alibaba mua hàng hóa từ những công ty quốc tế. Chính điều này đã giúp công ty hoàn thành những mục tiêu mà họ đặt ra trước Ngày cô đơn.
“Điều quan trọng, đây là lần đầu tiên có rất nhiều thương hiệu toàn cầu được bán trên các nền tảng thương mại điện tử của Alibaba. Đây là cơ hội để họ giới thiệu tới khách hàng Trung Quốc những thương hiệu quốc tế”. Peck cũng nhấn mạnh rằng ngày này sẽ tạo đà để Alibaba tấn công vào những thị trường khác bên ngoài Trung Quốc.

Tương lai là tập đoàn toàn cầu

Dù các nhà đầu tư chưa phản ứng ngay với những thành quả mà Alibaba đạt được trong Ngày cô đơn. Bằng chứng là cổ phiếu của Alibaba đã giảm tại Mỹ vào ngày thứ 4 tuần trước và tiếp tục giảm vào ngày thứ 5. Tuy nhiên những thành quả mà họ đạt được trong ngày này cho thấy phần nào chiến lược trong tương lai của họ.
Ngay trong thứ 4 tuần trước, nhà sáng lập Alibaba là Jack Ma cũng đã trả lời phỏng vấn tờ Bloomberg rằng trên 50% doanh thu của công ty hiện được tạo ra bên ngoài Trung Quốc. Trước đó, ông đã thừa nhận rằng nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại và rằng lòng trung thành của người tiêu dùng Trung Quốc đang ngày càng giảm.
Dù thị trường vẫn còn nhiều khoảng trống - chỉ 50% các công dân Trung Quốc được sử dụng Internet nhưng tốc độ phát triển lại không đạt được như các nhà đầu tư mong đợi. Do đó, chiến lược mở rộng ra bên ngoài có lẽ là một ý tưởng khôn ngoan.
Mũi nhọn tấn công của Alibaba còn được nhân đôi: Vừa mang những thương hiệu không phải của Trung Quốc đến thị trường Trung Quốc, vừa mở rộng sản phẩm cung cấp cho khách hàng bên ngoài biên giới nước họ.
Thứ 5 vừa qua, công ty đã ký thỏa thuận đặt trụ sở văn phòng mới tại London. Trong khi đó, hãng đã có văn phòng tại Ấn Độ và Mỹ. Thêm nữa, Alibaba đã chính thức hóa mối quan hệ với những nhà bán lẻ nước ngoài bao gồm cả Macy’s.
“Chúng tôi xem khởi đầu quốc tế hóa là chìa khóa phát triển trong dài hạn để mở rộng sự hiện diện tại Mỹ và châu Âu trong những tháng tới. Chúng tôi tin rằng sự thành công của ngày Cô đơn là tín hiệu tích cực cho cuộc cách mạng sắp tới của Alibaba”.
Bằng việc mở rộng ra bên ngoài Trung Quốc, Alibaba không chỉ cố gắng xây dựng hình ảnh một công ty thương mại điện tử của Trung Quốc mà là một hãng thương mại điện tử toàn cầu có trụ sở đặt tại Trung Quốc.
Vân Đàm
Theo Trí Thức Trẻ/BI
nguồn : marketingchienluoc.com
9 thg 11, 2015
no image

Để thành thương hiệu quốc tế, hãy nghĩ như người bản xứ

Châu Á Thái Bình Dương là một thị trường vô cùng đa dạng, điều này có nghĩa là chiến lược địa phương hóa đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch bành trướng của Uber trên khu vực này. Đây là một nhân tố chủ chốt trong chiến lược marketing của Uber ở châu Á Thái Bình Dương khi hãng đang nỗ lực trở thành người dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh tại khu vực này, một lãnh đạo cấp cao của công ty chia sẻ.

Những gã khổng lồ công nghệ phương Tây đã từng thất bại trên đấu trường này khi áp dụng những mô hình kinh doanh của mình thay vì nghĩ theo cách của người bản xứ và thuê nhân công bản xứ, Vidit Agrawal- giám đốc tài chính chiến lược khu vực châu Á Thái Bình Dương của Uber cho biết.
“Châu Á là một thị trường vô cùng thú vị và kỳ lạ là nhiều người không hề biết rằng đây là một lục địa rộng lớn. Khu vực châu Á Thái Bình Dương bao gồm nhiều quốc gia, nền văn hóa. Mỗi quốc gia là một cá thể với luật lệ, truyền thông, con người và những yêu cầu... khác biệt. Chính vì thế chúng tôi tạo ra những sản phẩm riêng biệt phù hợp với nhu cầu của từng thị trường,” Agrawal cho biết.
Thị trường Trung Quốc đang có mức độ cạnh tranh rất khốc liệt, đây là nơi Uber đã có mặt tại hơn 18 thành phố.
uber
Hồi đầu năm, hai ông lớn trong ngành công nghệ ở Trung Quốc là Tencent và Alibaba, đã sáp nhập bằng một thương vụ trị giá 6 tỉ USD tạo nên Didi Kuaidi để đối đầu với sự bành trướng của Uber trên thị trường này. Kết quả là, thị trường dịch vụ taxi online hiện đang vô cùng ăn nên làm ra ở Trung Quốc.
Uber phân loại người dùng thành các nhóm nhỏ như nhóm từ 18-35 tuổi, nhóm khách ngoại quốc ở Thượng Hải, và áp dụng chiến lược marketing phù hợp cho từng nhóm. “Không chỉ là marketing trên đất nước Trung Quốc mà còn là marketing đến từng thành phố.”
Việc hợp tác với Baidu- công cụ tìm kiếm hàng đầu Trung Quốc cũng cho phép Uber tiếp cận với 1 mạng lưới những ứng dụng và website tuy nhiên vẫn bị hạn chế bởi Tencent đã chặn tài khoản WeChat- ứng dụng xã hội thông dụng nhất tại Trung Quốc.
Agrawal cũng đưa ra 5 cách để Uber có thể phát triển chiến lược marketing tại khu vực châu Á Thái Bình Dương:
1. Tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm
Theo Agrawal, một bài học quan trọng là hãy tạo dựng thương hiệu và kể câu chuyện của bạn.
“Tại thời điểm ban đầu, chúng tôi có thể không giỏi kể câu chuyện của mình và thậm chí trước khi bắt đầu, truyền thông đã nhảy vào với những thứ chẳng hay ho gì,” ông chia sẻ. Giờ đây, sau 5 năm, với tăng trưởng theo cấp số nhân trên 63 quốc gia, hơn 300 thành phố, (khoảng 20% tại thị trường châu Á Thái Bình Dương), việc kể câu chuyện của thương hiệu càng trở nên quan trọng hơn với Uber.
Một phần của việc đó là vạch ra một chiến dịch cởi mở hơn với sự tham gia của truyền thông. Uber đã học được từ Steve Jobs: hãy kể đơn giản thôi.
“Uber là gì? Uber là 1 ứng dụng rất đơn giản để kết nối một khách hàng với 1 tài xế taxi. Bạn yêu cầu 1 tài xế, bạn lên taxi, và bạn trả tiền cho tài xế.”
2. Sáng tạo và đa dạng hóa sản phẩm
Theo Agrawal, nếu không có sản phẩm đúng, doanh nghiệp sẽ thất bại. Điều này có nghĩa là hãy cho khách hàng những lựa chọn. Uber đầu tư rất nhiều vào công nghệ như một cách để đảm bảo lợi thế cạnh tranh của mình. Ví dụ như UberPOOL đã được tung ra trên một vài thị trường, gần đây nhất là Bangalore. Dịch vụ đi chung xe đồng nghĩa với việc giá rẻ hơn và đỡ tắc đường hơn.
Tiếp sau đó sẽ là những chiếc xe tự lái. “Chúng tôi nhận ra tầm quan trọng của việc đón đầu công nghệ,” Agrawal chia sẻ. Sự sáng tạo sẽ không chỉ dừng lại ở những chiếc ô tô. Doanh nghiệp mới tung ra UberBOATS ở Istanbul và hồi đầu năm nay là UberCHOPPER ở Thượng Hải.
“Đây là những thị trường khó khăn và tôi không nghĩ là có startup nào đã thực sự thành công trong lĩnh vực giao nhận thực phẩm. Nhưng với chúng tôi, do đã có sẵn mạng lưới khách hàng, chúng tôi có thể thử sức, mắc sai lầm và học hỏi.”
3. Địa phương hóa
Địa phương hóa bắt đầu bằng việc thuê nhân công bản xứ. “Chúng tôi hiểu rằng Ấn Độ là một thị trường đòi hỏi nhân viên phải là người bản xứ, bạn cần phải nghĩ như một người Ấn. Và điều này cũng tương tự với Trung Quốc. Những yếu tố bản xứ là rất quan trọng, chúng tôi hiểu và trân trọng điều đó,” Agrawal chia sẻ.
Uber đưa ra những sản phẩm khác nhau với những thành phố khác nhau, ví dụ UberAUTO ở New Delhi cho xe lam máy.
Tuy nhiên, quá trình địa phương hóa không chỉ đơn giản là thay đổi dịch vụ. Điều này có thể bao gồm cả việc thanh toán tiền mặt ở những thị trường mà thẻ tín dụng không khả thi, hay như Trung Quốc, nơi mà Uber đã hợp tác với Alibaba's Alipay system- phương thức thanh toán được ưa chuộng nhất tại đây.
4. Thúc đẩy tăng trưởng
“Chúng tôi nhận ra rằng điều quan trọng nhất là thu hút khách hàng trải nghiệm sản phẩm của bạn 1 lần và họ sẽ thành những đại sứ thương hiệu cho bạn,” Agrawal nói.
Dữ liệu
Uber không đổ tiền vào những chiến dịch truyền thông ồn ảo mà chú trọng tới làm thế nào để tăng trưởng. Những thị trường như Ấn Độ đòi hỏi những phương thức quảng cáo truyền thống, như tờ rơi, in ấn. Nhưng nhìn chung thì Uber cố gắng tránh những phương thức này.
Thay vào đó, Uber sử dụng những dữ liệu để thấu hiểu người dùng hơn, sản phẩm nào được họ ưa thích, thời điểm họ sử dụng dịch vụ, họ sống ở đâu trong thành phố, và sau đó hướng tới những phương thức marketing mà họ sẽ dễ đón nhận hơn.
Với thị trường Ấn Độ, Uber bắt đầu với nhóm khách hàng am hiểu công nghệ, nhóm tuổi 18-35. Sau đó là marketing theo quy mô từng thành phố.
“Khi bạn bắt đầu tiến đến những thành phố nhỏ hơn, thẻ tín dụng có thể sẽ không hiệu quả và bạn sẽ phải nghĩ tới việc thanh toán bằng tiền mặt. Cần đưa ra những dịch vụ đa dạng với các cách tiếp cận cũng khác nhau.”
Ở Ấn Độ, Uber rất chú trọng tới môn thể thao cricket với những sự kiện được tổ chức quanh năm, “bởi đó là cuộc sống của đất nước này.”
Truyền miệng
Uber khẳng định hơn 95% người dùng biết tới hãng qua những người dùng khác, bao gồm cả khách hàng ở những nhóm tuổi lớn hơn.
Đánh giá
Hệ thống đánh giá khen thưởng dành cho những người sử dụng lần đầu cũng được áp dụng tại 1 số thị trường.
Người nổi tiếng
Theo Agrawal, khi sử dụng những người nổi tiếng, hãy lựa chọn đúng người. Ví dụ, khi giới thiệu sản phẩm ở thị trường mới, Uber mời 1 người nổi tiếng làm khách hàng đầu tiên tại thành phố đó. Điều này sẽ thu hút sự chú ý của giới truyền thông địa phương.
Những người nổi tiếng không cần thù lao nếu điều này có lợi cho cả đôi bên. Như trường hợp của Britney Spears, cô ấy thu hút được truyền thông và công chúng trong dịp ra mắt album Pretty Girls khi để những khách hàng sử dụng dịch vụ UberSUVs ở Los Angeles nghe thử album này trước tiên.
Ở Singapore, Uber tạo mối quan hệ lâu năm với ngôi sao giải trí hàng đầu Hossan Leong.
Giảm giá

Theo Agrawal, rất nhiều công ty đã tự hủy hoại mình chỉ đơn giản bằng việc giảm giá. Những công ty muốn sử dụng chiến lược giá cần phải thận trọng.
Uber chỉ nhắm tới những người dùng lần đầu tiên. “Chúng tôi rất sẵn lòng tặng họ 1 chuyến miễn phí nhưng chỉ lần đầu tiên thôi, bởi khi họ đã sử dụng và hài lòng với dịch vụ, họ chắc chắn sẽ trở thành khách hàng trung thành.”
Tuy nhiên cũng có những phản hồi khác nhau về dịch vụ UberX miễn phí tại Singapore năm ngoài. Trong khi công ty tuyên bố nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng và thu hút được nhiều khách hàng mới, nhiều người dùng phàn nàn rằng họ đã không có cơ hội sử dụng dịch vụ trong ngày đó.
5. Những chiến dịch quảng cáo sáng tạo
“Nhiều khi bạn không cần phải tốn nhiều thời gian để tạo ra những chiến dịch quảng cáo sáng tạo,” Agrawal nói. “Bạn chỉ cần nhanh trí. Đôi khi là sự hài hước, đôi khi là những khoảnh khắc xúc động- tuy nhiên bạn cần hiểu được điều gì sẽ khiến người ta quan tâm tới sản phẩm và làm theo điều đó.”
Ngoài thành công từ UberCHOPPER ở Thượng Hải, công ry sẽ tiếp tục thử nghiệm những sáng tạo mới. Vào tháng 4, với sự trở lại của Game of Thrones trên HBO, Uber mang tới cho các fan ở New York cơ hội được trải nghiệm chiếc ngai sắt- biểu tượng của series đình đám này.
Tại Hongkong năm ngoái, Uber kết hợp với start-up trong lĩnh vực ẩm thực- Secret Ingredient để thử nghiệm dịch vụ giao nhận thức ăn và quảng bá thêm cho danh tiếng của mình trên thị trường này.
UberIceCream đã trở thành 1 sự kiện quốc tế thường niên vào tháng 7, trong khi UberKITTENS trở nên rất nổi tiếng ở 1 số thị trường, UberPUPPIES được giới thiệu đến công chúng như 1 dịch vụ cho phép người dùng chơi với thú cưng.
Ở châu Á, Uber hiện còn có dịch vụ múa lân theo yêu cầu trong dịp tết nguyên đán.
“Chúng tôi hiện đang thử nghiệm thêm những sáng tạo và tiềm năng của thương hiệu, đồng thời khi công chúng yêu thích những điều này, họ cũng yêu thích Uber,” Agrawal chia sẻ.
Hồng Nhung
Theo Trí Thức Trẻ/Clickz
nguồn : marketingchienluoc.com
26 thg 8, 2015
Starbucks vào ds"anh hùng thay đổi thế giới" của Fortune

Starbucks vào ds"anh hùng thay đổi thế giới" của Fortune

Tạp chí Fortune đã đưa thương hiệu Starbucks vào danh sách một trong 51 công ty trên thế giới có ảnh hưởng thay đổi xã hội và cải thiện các vấn đề về môi trường, và xem đó như một phần chiến lược của công ty.

Tạp chí danh tiếng này cho biết mục tiêu của việc đưa ra danh sách này “nhằm vinh danh những công ty điển hình có những hoạt động giúp giải quyết những vấn đề lớn của xã hội như một phần chính yếu trong chiến lược cốt lõi phát triển kinh doanh. Tất cả dựa trên một niềm tin rằng Chủ nghĩa tư bản không nên chỉ là tạo ra của cải mà còn dựa vào sức mạnh của mình để tạo nên những điều tốt cho cuộc sống. Vào thời điểm các chính phủ gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội thì năng lực và triết lý hoạt động của những công ty này là điều cần thiết hơn bao giờ hết.”

Trong đoạn mô tả về thương hiệu Starbucks, tạp chí này có viết: “Starbucks,ông khổng lồ cà phê có 21.000 cửa hàng trên 67 quốc gia đã tham gia mật thiết và có tác động hiệu quả với chuỗi cung ứng của mình. Trong số hàng trăm triệu đô la mà Starbucks chi ra để mua cà phê trong năm nay, có 99% được xác nhận là cà phê có nguồn gốc đạo đức.”
Để lắp ráp nên danh sách này, các phóng viên của Fortune và FSG, một tổ chức tư vấn phi lợi nhuận về các tác động xã hội, đã tìm đến hàng chục doanh nghiệp, các chuyên gia nghiên cứu và các tổ chức phi lợi nhuận khác đề tham khảo những đề nghị của họ. Sau đó Fortune và FSG cùng nhau đưa ra các tiêu chuẩn giá trị để bầu chọn và xếp hạng trong 200 ứng viên được chọn.
Trong bảng đánh giá, Fortune và FSG đã đưa ra bốn tiêu chí: Mức độ của tiến trình đổi mới trong doanh nghiệp, quy mô của sự tác động đo lường được những thử thách của xã hội, những đóng góp của những hoạt động chia sẻ lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh, tầm quan trọng của nỗ lực chia sẻ giá trị kinh doanh trong cộng đồng. Các phóng viên xem xét kỹ lưỡng từng ứng viên và đưa ra danh sách cuối cùng với 51 công ty.
Kim Nữ (Tổng hợp theo Fortune)
Theo NQVN
nguồn : marketingchienluoc.com
24 thg 8, 2015
no image

Ba bước khôn ngoan trong định giá giúp DN tăng trưởng

Vấn đề định giá thường được xem như một “chủ đề cuối cùng cần phải bàn luận đến” trong những cuộc thuơng thảo giữa công ty và nhà phân phối bán lẻ. Hãy thử cân nhắc trường hợp của một công ty thức uống dinh dưỡng trị giá 500 triệu đô la đã tồn tại mà không tăng giá trong suốt 14 năm.

Họ đã duy trì mức lợi nhuận bằng cách cắt giảm chi phí marketing cho thương hiệu, chi phí khuyến mãi khách hàng, và chi phí đầu tư cho sáng tạo đổi mới; tất cả những quyết định đó đã gây nguy hại lâu dài về sau đến sức khoẻ thương hiệu.
Việc tăng giá bán sỉ không chỉ gây ra sự khó chịu cho các nhà bán lẻ (đây luôn luôn là một chủ đề tranh cãi), nó còn gây tổn hại cho nhà kinh doanh. Kết quả khảo sát sự quản lý khách hàng và kênh phân phối được thực hiện mỗi hai năm chỉ ra rằng những công ty có khả năng thể hiện tầm nhìn chiến lược về định giá sẽ kinh doanh tốt hơn đối thủ, tạo ra 6% tăng trưởng ngành hàng với lợi nhuận cao hơn.
Các công ty đang tiếp cận việc định giá một cách chiến lược hơn để phát triển thương hiệu và ngành hàng của mình. Để thực hiện được điều đó, họ cần phải xem việc định giá là một phần trong hoạt động kinh doanh hằng ngày (thay vì chỉ xem nó đơn giản là một công cụ để bù đắp khoảng cách lợi nhuận), áp dụng hướng tiếp cận xem khách hàng là ưu tiên hàng đầu, và liên kết với nhà bán lẻ (những người niêm yết giá bán lẻ trên kệ hàng) một cách hiệu quả.
định giá
1. Ngừng xem việc định giá như một công cụ lấp đầy khoảng trống lợi nhuận
Trong công việc của mình, chúng tôi đã gặp rất nhiều trường hợp các công ty bị mắc kẹt trong một định hướng tập trung vào động lực gia tăng lợi nhuận mà đưa ra những quyết định không tối ưu. Nói về một trường hợp nổi bật, một đơn vị kinh doanh (business unit – BU) ban đầu cam kết tăng giá bán 20% để bù đắp yêu cầu ký quỹ và sau đó đã đảo ngược lại quyết định sau khi mục Savings được ghi nhận trong báo cáo lợi nhuận P&L. Một quyết định trị giá hàng tỉ đô la, và có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài của thương hiệu, đã bị biến tướng thành một bài toán ngân sách đơn giản.
Thông thường, những động lực đằng sau các hoạt động định giá xuất phát từ những mối lo ngại về lợi nhuận. Phòng Tài chính khởi xướng, Quản lý Nhãn hàng phải lùi vào một góc và đồng thuận, và đội ngũ bán hàng miễn cưỡng chuyển chúng đến nhà bán lẻ. Phương án này không chỉ gây ra sự căng thẳng không đáng có trong nội bộ, mà nó còn bỏ qua những nhân vật quan chủ chốt trong bài toán định giá bán: nhà bán lẻ – những người trưng bày sản phẩm lên kệ và là điểm cuối cùng nơi người tiêu dùng mua sản phẩm đó.
Việc chuyển sang đối thoại cùng với nhà bán lẻ về việc định giá trước hết đòi hòi sự thay đổi trong đối thoại nội bộ. Điều đó có nghĩa là thực hiện những phân tích về định giá, và biến việc định giá trở nên quan trọng trong hoạt động kinh doanh để chúng trở thành một phần trong các cuộc hội thoại giữa phòng Marketing và Sales, với lãnh đạo cao cấp trong lúc các bản kế hoạch thương hiệu đang được xem xét, khi kế hoạch hằng năm được phê duyệt, và khi sản phẩm mới được giới thiệu.
2. Tập trung vào người tiêu dùng
Toàn bộ những quyết định định giá hợp lý đều nên bắt đầu từ người tiêu dùng và từ đó thực hiện ngược trở lại. Việc này không chỉ thừa nhận sự hiện diện của người cuối cùng trả tiền cho sản phẩm, mà còn thúc đẩy sự tập trung cần thiết để duy trì hình ảnh phù hợp của thương hiệu thông qua việc định hình sáng tạo đổi mới.
Một loạt các phương pháp đang hiện hữu để giúp các công ty biết được con số mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho một sản phẩm. từ các nghiên cứu đơn giản về độ co giãn theo giá cho đến những nghiên cứu kết hợp phức tạp hơn. Phương pháp dựa trên kinh nghiệm để tìm ra giải pháp (dùng để cấu trúc mọi thứ một cách hệ thống, và kiểm tra các đánh giá kinh doanh) cũng có thể hiệu quả nhờ việc kết hợp một loạt các yếu tố giúp cho việc phân tích mức độ sẵn lòng mua hàng của người tiêu dùng như là một tính năng của, ví dụ như, nhu cầu tổng thể về ngành hàng, điểm số giá trị thương hiệu so với nhãn hàng đối thủ, và mật độ bày bán trong các kênh bán lẻ.
Lâu dài hơn, chiến lược định giá dựa vào người tiêu dùng sẽ tạo ra mối liên kết giữa giá cả và sự sáng tạo đổi mới. Thử cân nhắc trường hợp của một công ty mà phòng Nghiên cứu và Phát triển ở đó luôn phải đáp ứng những đòi hỏi của công ty về cải tiến bao bì cho từng mùa, để rồi sau đó họ phát hiện ra người tiêu dùng không hề sẵn lòng chi trả cho những đổi mới đó. Khi sự thật đã được tường tận, công ty đó quyết định chấm dứt việc chỉ tập trung vào đổi mới bao bì và chuyển hướng sang việc tạo ra những gái trị mà ngưởi tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho. Công ty đó hiện nay đang thực hiện một quy trình mà ở đó giá trị của từng đồng đô la gắn liền với những tính năng sản phẩm mới.
3. Liên kết với nhà bán lẻ trong cuộc đối thoại mang tính chiến lược về ngành hàng
Những công ty hoạt động tốt nhất trong ngành hàng tiêu dùng thường thảo luận gía cả với các nhà bán lẻ về toàn diện ngành hàng, hơn là chỉ chú trọng tập trung vào lạm phát giá và dựa vào nguyên nhân đó để tăng giá. Việc một công ty thực hiện phương pháp dựa trên kinh nghiệm nhằm tìm hiểu điều khiến khách hàng bỏ tiền cho một sản phẩm sẽ biến những cuộc họp về giá bán với các nhà bán lẻ trở nên có tính chiến lược hơn. Điều đó đánh dấu sự đổi hướng từ chế độ trước, nơi mà các cuộc thảo luận về định giá thường xoay quanh vấn đề biến động giá cả hàng hoá.
Trong một ví dụ khác, một công ty đóng gói thực phẩm đã phân tích hơn hai triệu giao dịch buôn bán để chứng minh rằng
(a) người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chi trả nhiều hơn
(b) số lượng hiện có là từ những sản phẩm có mức lợi nhuận cao hơn do đó làm giảm gía trị của toàn bộ ngành hàng. Công ty đã xây dựng một câu chuyện xoay quanh ý nghĩa này để chủ trương đặt lại hệ thống phân cấp giá cả, cung cấp những ý tưởng mới cho các chương trình quảng bá nhằm tối đa hoá hiệu suất nhãn hàng và tăng mức lợi nhuận tổng quan, và thực hiện các đề xuất để tiếp thêm năng lượng cho ngành hàng bằng cách đầu tư vào sản phẩm mới, phương tiện truyền thông, và các chương trình khuyến mãi trong cửa hàng.
Kết quả: các nhà bán lẻ thu hồi lại những mức giá thấp một cách vô lý, điều đó cho phép cả hai bên có thể tăng giá dài hạn giúp tăng trưởng doanh thu đáng kể, và quan trọng hơn hết, tạo ra một động lực mới cho các cuộc hội thoại xoan quanh việc định giá.
Nhiều công ty hàng đầu đã xây dựng những đội ngũ định giá đầy tâm huyết và những quy trình mang tính hệ thống giúp cho phương pháp hiệu quả này chú trọng vào những hiểu biết về những thứ mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả. Kết quả là họ định vị một cách xuyên suốt với chiến lược định giá cho phép họ thực hiện kinh doanh tốt hơn đối thủ và đưa đến sự tăng trưởng.
Nguồn: mckinseyonmarketingandsales.com
Theo Branddance.vn
nguồn : marketingchienluoc.com
22 thg 8, 2015
“Định giá MobiFone giống như làm bánh.."

“Định giá MobiFone giống như làm bánh.."

“Định giá MobiFone cũng như làm bánh, đừng quá cháy, đừng quá non, phải tính đến điểm ngọt”, đại diện Telstra chia sẻ về việc định giá doanh nghiệp trước khi bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng lần đầu (IPO) và kinh nghiệm cổ phần hóa của tập đoàn này.

Trong cuộc họp mới đây về chia sẻ kinh nghiệm về Quản lý trong môi trường cạnh tranh giữa các chuyên gia cao cấp Bộ TT&TT Việt Nam và Bộ Truyền thông Úc, chủ đề về cổ phần hóa đã được đưa ra.


Chủ đề nóng này được đưa ra trong bối cảnh, MobiFone dự kiến sẽ cổ phần hóa trong quý IV/2015.
Đại diện Tập đoàn Telstra (một trong 3 tập đoàn viễn thông lớn nhất tại Úc) là ông Simon Brookes chia sẻ kinh nghiệm cổ phần hóa của Telstra, thay đổi từ một công ty sở hữu bởi Chính phủ sang một công ty tư nhân.
Đối với Telstra, công ty IPO lần đầu từ năm 1991, sau 3 lần bán cổ phiếu, đến năm 2007 Telstra hoàn tất việc chuyển mình thành một công ty tư nhân và chỉ còn một phần rất nhỏ cổ phần của Telstra do Chính phủ Úc nắm giữ, để thực hiện các vấn đề về phúc lợi xã hội.
Trong lần mở bán đầu tiên, mỗi cổ phiếu của Tesltra được định giá là 7,40 AUD. Theo ông Simon, đây là một mức giá cao của Tesltra và do đó, ban đầu nó gây ra thiệt hại cho các nhà đầu tư.
Nói về mức giá của các công ty khi có ý định cổ phần hóa, ông Simon nên khuyên các công ty muốn cổ phần thuê các ngân hàng, tổ chức đầu tư uy tín định giá doanh nghiệp, và có một mức giá hợp lý: “Việc này cũng như làm bánh, đừng cháy quá, đừng non quá, phải tính đến điểm ngọt”.
Ông Simon cũng nói đến việc, các công ty cho phép nhà đầu tư trả góp trong các khoản mua cổ phiếu. Trong đó, một phần thì trả luôn, một phần còn lại có thể trả khi nhà đầu tư nhận được cổ tức.
Một trong những vấn đề quan trọng trong việc cổ phần hóa, đó là lựa chọn nhà đầu tư chiến lược. Đại diện Tesltra khuyên những công ty muốn IPO, cần lựa chọn nhà đầu tư chiến lược sáng suốt và có tiềm lực về kinh tế, quản lý. Điều này làm tăng giá trị của IPO và giá trị doanh nghiệp cổ phần, tạo ra tăng trưởng trong tương lai.
Theo bà Imogen Colton, cố vấn cao cấp của Bộ Truyền thông Úc: “Việc cổ phần hóa sẽ giảm bớt việc xung đột lợi ích giữa, đảm bảo tính trung lập về mặt công nghệ, chống cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ người tiêu dùng".
Tuy hiên, bà Imogen nói thêm rằng, hiện các công ty nước ngoài được phép mua đến tối đa 35% trong các công ty của Úc khi cổ phần hóa.
Úc muốn điều chỉnh bằng chính sách càng ít càng tốt, hạn chế sự tham gia của Chính phủ, tập trung vào yếu tố đầu ra. Tính độc lập rất quan trọng khi nói đến một thị trưởng mở, điều này giúp thị trường phát triển mạnh mẽ, chúng tôi cũng phải rà soát hoạt động của các doanh nghiệp thường xuyên bằng các công tác hậu kiểm để đảm bảo đạt được mục đích hướng tới xây dựng một thị trường phát triển.
Dự đoán về các diễn biến của thị trường trong tương lai, sau khi các doanh nghiệp viễn thông cổ phần hóa, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cũng đã nhận xét, việc các doanh nghiệp nước ngoài không kì vọng gì vào việc kiếm lời trong các liên doanh ở Việt Nam mà họ muốn nhảy vào mua cổ phần, để chiếm lĩnh thị trường.
THÀNH LƯƠNG
Theo ICTnews
nguồn : marketingchienluoc.com
5 bước để lấy lại lòng tin của KH sau khủng hoảng

5 bước để lấy lại lòng tin của KH sau khủng hoảng

Khủng hoảng là bóng đen của bất cứ doanh nghiệp nào, việc xử lý nó rất cần những chiến lược và phương pháp cứng rắn. Đặc biệt trong việc lấy lại niềm tin của khách hàng thì việc có những động thái rõ ràng và tích cực là vô cùng quan trọng, việc đó liệu có quá khó?

Dưới đây là 5 bước cơ bản để lấy lại niềm tin của khách hàng một cách nhanh chóng và giúp hạn chế những nguy cơ có thể tiếp tục bùng phát cho cuộc khủng hoảng của bạn.
1. Nghĩ về khách hàng của mình
Với tư cách một người làm marketing, bạn hẳn đã biết được khách hàng của mình là ai và họ nghĩ gì. Vậy thì, bây giờ hãy thử đặt mình vào vị trí của họ để xem liệu khủng hoảng ảnh hưởng đến họ như thế nào và giải pháp nào họ sẽ mong chờ từ bạn. Hãy đưa ra cho khách hàng một giải pháp chính xác ngay lập tức. Đây là lúc cần phải đặt khách hàng lên hàng đầu trong những mối quan tâm.
2. Làm chủ tình hình
Hãy nhận lỗi ngay khi có thể, trước khi nhận sự chỉ trích từ người khác. Đừng đợi đến khi dư luận bùng lên mới có những động thái chính thức. Hãy thực hiện hành động này nhanh nhất có thể, trả lời tất cả những câu hỏi một cách đầy đủ và thành thực. Hãy thừa nhận vấn đề dù nguyen nhân của nó lá khách quan hay chủ quan và hậu quả của nó đã vượt ngoài tầm kiểm soát. Khách hàng sẽ rất trân trọng sự thẳng thắn và trung thực này của bạn.
3. Đưa ra lời xin lỗi


Bạn cho rằng việc xin lỗi là vô ích? Điều này hoàn toàn ngược lại khi xảy ra khủng hoảng. Hãy đưa một lời xin lỗi chân thành và đăng tải trên càng nhiều phương tiện truyền thông đại chúng càng tốt. Thường thì, một lời xin lỗi đơn giản và chân thành sẽ tạo ra sự khác biệt giữa sự kiêu ngạo và lòng cảm thông, giữa việc có lại được lòng tin của khách hàng hay có được 1 vị luật sư. Đồng thời sau khi bạn đưa ra lời xin lỗi, hãy lắng nghe thật sự kỹ càng. Những người bị tác động bởi khủng hoảng sẽ rất muốn nói cho bạn biết về cảm nhận của họ mà đôi lúc không có một hình thức biểu đạt cụ thể nào.
4. Sửa chữa
Bước tiếp theo bạn cần làm là sửa chữa vấn đề ngay lập tức. Hãy ngồi lại với đội ngũ sản xuất, marketing, kinh doanh, chăm sóc khách hàng và đưa ra giải pháp thích hợp. Khách hàng sẽ cho rằng sự sửa chữa không đầy đủ là một hành vi chiếu cố hoặc miễn cưỡng. Vì thế, đừng bỏ qua dù chỉ là một chi tiết nhỏ khi giải quyết vấn đề. Hãy luôn luôn đảm bảo rằng, khách hàng biết được bạn đang cố gắng để khắc phục vụ khủng hoảng và cách thức mà bạn sử dụng. Đừng quên lắng nghe những phản hồi từ phía họ!
5. Vượt qua ám ảnh về khủng hoảng
Khi đã giải quyết được vấn đề, hãy gạt nó sang một bên và bước tiếp. Nếu như bạn cởi mở, thật thà và kịp thời với giải pháp của mình, vấn đề sẽ không ghi dấu quá sâu trong tâm trí của khách hàng và họ sẽ nhanh chóng trở thành người bảo vệ trung thành nhất cho bạn.
Nếu như khủng hoảng lại xảy ra với bạn, điều cần làm đơn giản là quay lại từ bước đầu tiên và lặp lại toàn bộ quá trình. Những hướng dẫn này chắc chắn sẽ giúp bạn kiểm soát được khủng hoảng cũng như duy trì được sức khoẻ cho thương hiệu, danh tiếng và lòng trung thành của khách hàng
Hoài An
Theo Trí Thức Trẻ/Sage
nguồn : marketingchienluoc.com
Những sai lầm trong bán hàng qua các mạng xã hội

Những sai lầm trong bán hàng qua các mạng xã hội

Trong kinh doanh, khách hàng không giao dịch với các “công ty” mà họ tương tác với “con người” của các công ty đó. Cũng chính vì lý do này mà để bán hàng thành công qua các mối quan hệ xã hội đòi hỏi các chuyên gia bán hàng phải có một quá trình xây dựng quan hệ vững chắc với khách hàng tiềm năng, thật sự hiểu biết nhu cầu và các vấn đề của khách hàng.

Tuy nhiên, theo Diana Kucer, Giám đốc tiếp thị sản phẩm toàn cầu của LinkedIn, trên thực tế các chuyên gia bán hàng thường mắc phải một số sai lầm sau đây trong quá trình bán hàng dựa trên các mối quan hệ xã hội được phát triển từ các mạng xã hội.


1. Đưa ra yêu cầu kết bạn quá sớm
Hãy hình dung trường hợp một nhân viên bán hàng tại một cuộc triển lãm thương mại đứng phát danh thiếp của mình một cách rất máy móc cho bất cứ khách hàng nào ghé qua gian hàng của công ty mà không hề giới thiệu gì về bản thân hay công ty của mình. Cách kết nối với khách hàng như thế thường sẽ chẳng để lại ấn tượng gì cho khách hàng và khó có thể mở đường cho việc phát triển quan hệ với khách hàng sau này. Theo Kucer, trường hợp này cũng xảy ra thường xuyên trong bán hàng qua các mạng xã hội khi người bán hàng gửi yêu cầu kết nối đến khách hàng mà không kèm theo bất cứ lời giới thiệu nào về bản thân hoặc không giải thích lý do vì sao người được mời kết nối nên chấp nhận lời mời kết nối.
Kucer khuyên các chuyên gia bán hàng nên đặt mình vào vị trí của khách hàng, tức người nhận lời mời kết nối để hiểu những băn khoăn của họ. Khi khách hàng chấp nhận lời mời “kết bạn” từ một người bán hàng, tất cả những mối quan hệ và hoạt động trên mạng xã hội của họ sẽ bị người bán hàng biết được và đây chính là một “rủi ro” khiến họ từ chối lời mời nếu chưa biết rõ về người gửi lời mời. Vì vậy, theo Kucer, nếu gửi lời mời đến một khách hàng mà mình đã biết qua một người khác thì người bán hàng nên nhờ người này giới thiệu hai bên với nhau. LinkedIn hiện đang có chức năng giới thiệu như thế. Nghiên cứu cho thấy người mua sẽ có ấn tượng thuận lợi về các chuyên gia bán hàng nhiều hơn gấp 22 lần nếu họ được gặp các chuyên gia này qua phần giới thiệu gần gũi và nhiệt tình. Một cách khác là gửi thông điệp kết bạn cho khách hàng mà nhân viên bán hàng muốn kết nối thông qua chức năng LinkedIn InMail, qua đó giải thích nhanh việc kết nối quan hệ với người bán hàng có thể đem lại lợi ích gì cho vị khách hàng triển vọng ấy. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người bán hàng cần lưu ý tìm hiểu thông tin sơ bộ của khách hàng triển vọng để có thể gửi đến họ những thông điệp giới thiệu mang tính cá nhân và phù hợp.
2. Tạo hồ sơ cá nhân như một lý lịch làm việc
Không giống như một nhà tuyển dụng, khách hàng triển vọng không quan tâm việc một nhân viên bán hàng đang có ý định kết nối với mình có tài giỏi và từng đạt nhiều thành tích trong kinh doanh trước đây hay không. Trên thực tế, khách hàng thậm chí còn có xu hướng không thích làm việc với những nhân viên bán hàng quá dày dạn kinh nghiệm. Vì vậy, Kucer khuyên, trong hồ sơ cá nhân của mình, các chuyên gia bán hàng nên nhấn mạnh những giải pháp hay lợi ích mà mình đã từng đem đến cho khách hàng trước đây, thể hiện những hiểu biết về ngành của doanh nghiệp hay những nội dung có giá trị và liên quan đến khách hàng triển vọng mà mình đang muốn kết nối. Kucer cho biết, theo khảo sát của LinkedIn, 86% người mua sẵn sàng kết nối với các chuyên gia bán hàng có cung cấp những thông tin quan trọng hay hiểu biết về các ngành mà họ quan tâm.
3. Bỏ qua việc tìm hiểu trước về khách hàng
Một số chuyên gia bán hàng quan niệm rằng các mạng xã hội là một kênh bán hàng rất “mầu nhiệm”: chỉ cần có mặt trên các mạng xã hội là sẽ nghiễm nhiên có được một danh sách dài các khách hàng triển vọng. Với suy nghĩ dễ tìm được khách hàng như thế, các chuyên gia bán hàng này cũng có khuynh hướng không bận tâm đến việc tìm đọc hồ sơ cá nhân của các khách hàng triển vọng trước khi đưa ra các yêu cầu kết nối. Họ cho rằng chức danh của một khách hàng có thể nói lên tất cả những thông tin liên quan đến khách hàng ấy. Kucer khuyên các chuyên gia bán hàng nên nghiên cứu kỹ hồ sơ cá nhân của khách hàng trên các mạng xã hội vì đó là một nguồn thông tin rất có giá trị giúp cho người bán hàng có thể tạo ra những cuộc đối thoại thân thiện, mang tính cá nhân và có sức thuyết phục hơn với khách hàng.
4. Không để ý đến yếu tố con người trong quá trình bán hàng qua các MXH
Khách hàng triển vọng không chỉ là những cái tên trên các mạng xã hội. Nên nhớ rằng, đằng sau đó là những con người, những mối quan hệ mang tính cá nhân cần phải được chăm sóc, nuôi dưỡng trước, trong và sau quá trình giao dịch, mua bán với doanh nghiệp. Kucer khuyên các chuyên gia bán hàng không nên chỉ tập trung vào việc “add friends” (gửi lời mời kết nối) với khách hàng triển vọng mà cần dành nhiều thời gian tìm hiểu thêm những nhu cầu, vấn đề mà khách hàng đang gặp, từ đó nỗ lực hướng tới việc xây dựng các mối quan hệ bền vững giữa hai bên.
5. Xem bán hàng qua các MXH chỉ là một kênh phụ
Bán hàng qua các mạng xã hội không mất nhiều thời gian nhưng chỉ có tác dụng tốt nhất nếu doanh nghiệp cam kết theo sát kênh bán hàng này mỗi ngày. Nếu chỉ xem đây là một kênh bán hàng phụ và thi thoảng mới truy cập vào các mạng xã hội để “nắm tình hình” thì các chuyên gia bán hàng sẽ khó có thể tạo ta những mối quan hệ dẫn đến thành công. Kucer khuyên, khi bán hàng qua các mạng xã hội, các chuyên gia bán hàng cần phải đóng vai trò là “những người tham gia” chứ không chỉ là “những người quan sát”. Nên theo dõi các bản tin, bài viết, nội dung do mình đăng tải để tìm hiểu phản hồi từ các mối quan hệ mà mình đã tạo ra, chủ động tham gia vào các cuộc đối thoại với khách hàng triển vọng. Nếu sử dụng các công cụ như LinkedIn Sales Navigator, các chuyên gia bán hàng sẽ nắm được thông tin cập nhật theo thời gian thực về những hoạt động của các khách hàng triển vọng mà mình đã kết nối, đưa ra các bình luận và tương tác với họ kịp thời.
Nhất Nguyên  
Nguồn: Inc.
Theo DNSGCT
nguồn : marketingchienluoc.com
Làm thế nào để bán hàng trên Instagram hiệu quả?

Làm thế nào để bán hàng trên Instagram hiệu quả?

Mạng xã hội là một thị trường tiềm năng, màu mỡ và luôn rộng mở cho tất cả các nhà kinh doanh. Nhưng để khai thác nó một cách hữu hiệu nhất, bạn cần phải biết cách thu hút người dùng và chuyển họ thành khách hàng. Có rất nhiều mạng xã hội đang được mọi người ưa chuộng như Facebook, Twitter... Tuy sinh sau đẻ muộn nhưng Instagram lại không hề tỏ ra kém cạnh.

Nhờ các trình chỉnh sửa ảnh độc đáo cũng như tỷ lệ ảnh 4:3 phù hợp với thời đại bùng nổ của smartphone, Instagram không chỉ sinh ra cho giới trẻ mà còn là một mạng xã hội không thể thiếu để quảng bá thương hiệu. Sau đây là những bí kíp hữu hiệu nhất để bán hàng trên Instagram.
Bán phong cách sống không phải bán hàng


Để truyền thông trên mạng xã hội, bạn không chỉ đơn thuần tải ảnh sản phẩm lên và đăng giá, mà phải làm thế nào để những bức ảnh đó truyền cảm hứng và thu hút mọi người. Bạn cần mang đến cho người tiêu dùng phong cách sống đi cùng sản phẩm. Bạn cần làm cho khách hàng cảm thấy nếu mua sản phẩm, họ sẽ có một phong thái tự tin, một phong cách sống sang trọng và giàu sang hơn. Không phải ngẫu nhiên mà các hãng thời trang khi quảng bá thương hiệu, hình ảnh thường hào nhoáng từ đầu đến chân. Những người mẫu khoác lên mình những bộ quần áo, phụ kiện mới toanh và được làm tóc, làm móng tỉ mỉ, trông đẹp và có phong thái từ đầu đến chân.
Trả lời các bình luận, kể cả những bình luận vô thưởng vô phạt nhất
Các doanh nghiệp đều phải hiểu được tầm quan trọng của việc trả lời các bình luận trên mạng xã hội. Bởi đó là cách xây dựng mối quan hệ với người tiêu dùng, đồng thời tạo ra dư luận khiến người dùng mạng xã hội muốn tham gia vào bình luận hơn. Tuy nhiên, trên mạng xã hội có rất nhiều bình luận tiêu cực và vô thưởng vô phạt, bạn không nên xóa hoặc lờ chúng đi. Hãy trả lời kiên nhẫn và bình tĩnh để cho khách hàng thấy được văn hóa ứng xử khéo léo của công ty bạn.
Chia sẻ đánh giá của khách hàng
Cách quảng bá cho thương hiệu hiệu quả nhất cho chia sẻ ảnh của khách hàng đã dùng sản phẩm. Khi có khách hàng mua sản phẩm và yêu thích chúng, họ đăng ảnh về sản phẩm đó trên mạng xã hội để khoe cũng như gợi ý chúng cho bạn bè. Và bạn nên tận dụng ngay phản hồi tích cực này để quảng bá cho thương hiệu của mình. Tuy nhiên với những nhận xét tiêu cực, bạn cũng không thể lờ chúng đi mà hãy thẳng thắn đối mặt. Vì cũng như bao mạng xã hội khác, Instagram là một cộng đồng và sức lan truyền của nó là rất lớn!
Khai thác tiềm năng thương mại
Nhiều doanh nghiệp nghĩ Instagram chỉ là một nơi để đăng ảnh nhưng không phải như vậy. Nó còn là nơi xây dựng thương hiệu. Trong quá khứ, rất khó để tìm ra những nền tảng thích hợp mà có nhiều tiềm năng thương mại. Giờ đây, mạng xã hội là nguồn khách hàng và traffic ổn định cho rất nhiều doanh nghiệp. Nhận định về Instagram, có ý kiến cho rằng “Những traffic đó sẽ chuyển thể dễ dàng thành khách hàng”
Dùng lại ảnh
instagram, bán hàng
Nhiều doanh nghiệp đầu tư rất nhiều vào ảnh sản phẩm, nhưng những hình ảnh đó chỉ sống trên mạng xã hội này từ 48-72 giờ trước khi bị lãng quên và trôi vào hàng trăm nghìn bài đăng khác. Do đó hãy thông minh khi sử dụng ảnh. Hãy chụp ảnh sản phẩm sao cho bạn vẫn có thể dùng nó ở nhiều chỗ khác nhau như trên website, fanpage...
Bán hàng trên Instagram rất mới mẻ và chưa có nhiều người thử sức. Để thành công trên thị trường này, bạn cần sáng tạo và nắm bắt được thị hiếu của khách hàng!
Theo Bizweb
Không ghi tác giả
nguồn : marketingchienluoc.com
Copyright © 2012 QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP | ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ All Right Reserved